Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống

Cấu trúc thắt lưng bao gồm 5 đốt sống từ L1 - L5, nằm giữa những đốt sống đều có đĩa đệm. Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong các loại thoái hóa khớp nói chung.

Hình ảnh

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính phát triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cấu trúc cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương đầu tiên của bệnh là hiện tượng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch. Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng lại mang tính dai dẳng, khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, làm việc và học tập.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống
bệnh thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc sai lệch hoặc không thoải mái. Một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền,…

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm, cộng thêm sự suy yếu, giảm khả năng chịu lực của cột sống (do mất xương, do thoái hóa theo tuổi tác,…) sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

Triệu chứng đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc khi thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh.
- Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
- Đau có thể kèm theo cảm giác ê ẩm, tê bì vùng thắt lưng, có khi lan xuống vùng mông, thậm chí xuống tận bàn chân.
- Trường hợp nặng có thể biến dạng, lệch trục, gù vẹo cột sống.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Nếu không điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động. Các biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng:

- Đau, hạn chế khả năng vận động
- Biến dạng cột sống, gù, vẹo, còng lưng
- Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, gây ra đau nhức dọc theo đường của dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau nhức từ thắt lưng xuống đến tận chân.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng sẽ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nhất là khi có một tác động như chấn thương, vận động mạnh và sai tư thế,…
- Hậu quả nghiêm trọng mà bệnh gây ra sẽ làm hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân, đi lại khó khăn, để lâu gây teo cơ, bại liệt, làm mất khả năng vận động tự chủ, sống phụ thuộc.
Phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Phòng bệnh thoái hóa khớp nói chung đóng vai trò rất quan trọng, có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên:

- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như ngồi nhiều, đứng lâu, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.
- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại cột sống.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D, MK7 và vitamin C,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
- Sử dụng hàng ngày hoặc thành từng đợt (tùy theo độ tuổi) các sản phẩm có chứa các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat,… giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn.

Xem thêm:

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-bang-tri-lieu-tien-tien-c683a1004753.html

Công ty bất động sản Vạn An Phát cùng các dự án tiềm năng Long Thành

Gần đây, sự phát triển của mảnh đất Long Thành thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản Việt nam và nước ngoài.
Khảo sát cho thấy hiện có rất nhiều lên đến hàng chục khu đô thị quy mô lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Long Thành, thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo khách hàng. 

Hình ảnh

Nhận xét về tiềm năng của bất động sản Long Thành, giới chuyên gia cho biết, nhân tố thúc đẩy đất nền Long Thành phát triển chủ yếu là hạ tầng giao thông của khu vực. Trong đó, có thể kể đến là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc, cầu đường kết nối Đồng Nai với các khu vực lân cận.

Theo quy hoạch, sân bay Long Thành là dự án nhà ga hàng không lớn nhất Việt Nam với quy mô 5.000 ha và có công suất chứa 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Khi sân bay quốc tế Long Thành kéo theo các hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ kèm theo diễn ra tại khu vực, Long Thành hứa hẹn sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất khu vực phía Nam. 

Ngoài siêu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các công trình giao thông trọng điểm cũng liên tục được Chính phủ triển khai. Theo đó, tỉnh Đồng Nai có 5 cao tốc đi qua gồm TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, và Biên Hòa - Vũng Tàu. Ngoài ra, còn có 2 tuyến đường vành đai 3 và 4 TP.HCM cũng trải dài qua địa phận tỉnh Đồng Nai. 

Chính những thế mạnh về sự an toàn và thuận lợi đối với giao thông, khu vực Long Thành - Đồng Nai trở thành nơi thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn đầu tư bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền. Hiện tại, có 02 xu hướng tìm mua đất nền, một là lựa chọn đất nền có diện tích lớn để đầu tư kinh doanh, hai là lựa chọn đất nền đã được quy hoạch theo dự án để đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Qua những thông tin hấp dẫn trên, giá đất nền tại các khu vực xung quanh quy hoạch sân bay đang tăng lên một cách “chóng mặt”.

Từ con số 4 đến 5 triệu/m2 tại các xã An Phước, Long An, Long Phước, Bình Sơn… đều có mức giá tăng từ 20 - 40%, thậm chí những khu vực càng gần sân bay tăng trên 60%. 
Nắm bắt được xu thế đó, từ đầu năm 2016, nhiều dự án bất động sản đã mở bán như: dự án khu đô thị Thung Lũng Xanh ven Quốc lộ 51 có quy mô 45 ha, khu đô thị Aqua City, dự án Hoa Sen Đại Phước ở xã Đại Phước, khu đô thị mới Nhơn Trạch,…

Hình ảnh

Tiêu biểu trong các nhà đầu tư, phân phối bất động sản tại Long Thành, Đồng Nai, Công ty Cổ phần Bất động sản Vạn An Phát - một trong những đơn vị uy tín.

Hiện tại, công ty đang triển khai thực hiện nhiều dự án với vị trí đắc địa, được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản và nhiều tiện tích nhằm cải thiện chất lượng về môi trường sống.

Ông Lê Đức Hậu, Phó TGĐ Công ty Vạn An Phát chia sẻ KDC đất ở tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (thường gọi là Thành An Residence) hiếm hoi, hội tụ đầy đủ những yếu tố: liên kết vùng thuận lợi, liền kề những khu công nghiệp, công trình trọng điểm, các tiện ích nội khu nhằm đảm bảo một môi trường sống văn minh và chất lượng cho cư dân.
Đặc biệt, để hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư được sự chấp thuận của UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho phép hiến đất để làm đường theo Quyết định số 5756/QĐ-UBND ngày 17-11-2016, được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất và mở bán dự án tại địa phương.

Trên cơ sở đó, Chủ đầu tư đã hoàn thiện đấu nối cơ sở hạ tầng như làm đường nhựa, vỉa hè, hệ thống thoát nước...

Quan trọng hơn, tất cả các khách hàng khi đầu tư vào sản phẩm của  Vạn An Phát 

 đều được đảm bảo về tính pháp lý, minh bạch và cam kết thực hiện đúng tiến độ các hạng mục. 

“Bên cạnh đó, Vạn An Phát luôn luôn chú trọng đến vấn đề phúc lợi an sinh xã hội tại địa phương đồng thời xây dựng chính sách hậu mãi khách hàng tốt nhất nhằm tạo niềm tin về chất lượng dịch vụ hướng đến việc giữ chân khách hàng, tạo ra nguồn khách hàng thân thiết, tiềm năng và đầu tư lâu dài cùng với công ty” - ông Hậu nói.

Trẻ bị sốt do đâu?

Trẻ sốt luôn là vấn đề khiến nhiều bậc ba mẹ lúng túng và lo lắng. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại không dễ dàng ứng phó. Vậy tại sao trẻ bị sốt cao chân tay lạnh ?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Một số nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ nhỏ
Sốt được coi là một hiện tượng làm điều chỉnh bộ nhiệt của cơ thể tăng lên cao hơn so với bình thường. Sốt không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng của các bệnh. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các mẹ tìm hiểu rõ về một số nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu sốt ở trẻ,…

Hình ảnh

Sốt không do nhiễm trùng
• Sốt do tiêm chủng: trẻ nhỏ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng các loại thuốc chống ho gà, uốn ván, sởi, bạch hầu,…
• Sốt mọc răng: khi sắp mọc răng trẻ có thể sẽ những tình trạng như: chảy nước miếng, sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn,…
• Sốt do cảm nắng hoặc do các chứng cảm thông thường.
• Sốt do mặc quần áo quá nhiều: đối với trẻ nhỏ, và đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ sốt do cha mẹ mặc quá nhiều quần áo lên người cho trẻ. Vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoành thiện nên thân nhiệt của trẻ rất dễ thay đổi theo môi trường bên ngoài.
Xem thêm: Trẻ bị sốt rét run có nguy hiểm ?
Sốt do nhiễm vi trùng
Đa phần biểu hiện bên trong thực chất của sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây lên. Có thể là do các nguyên nhân dưới:

Hình ảnh

.
• Sốt do viêm tai: trẻ có thể sốt cao, đau tai, bỏ ăn, chảy mủ tai, bứt rứt, nghe không rõ. Đối với trẻ chưa biết nói, trẻ sẽ có những biểu hiện như thường xuyên đưa tay vào tai ngoáy hay kéo tai,…
• Sốt do sởi: trẻ liên tục sốt cao, chảy nước mũi, ho nhiều, mắt đỏ, và đến ngày thứ tư trở đi những vết đốm nhỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt và lan ra các chi.
• Sốt xuất huyết: trẻ sốt cao trong 3 ngày liên tục và có những biểu hiện chấm xuất huyết ở da hay chảy máu mũi, chảy máu chân,… Khi trỏe bệnh nặng trẻ sẽ có những biểu hiện như đi phân đen, đau bụng, ói ra máu, chân tay lạnh, mệt lừ đừ, vật vã.
• Sốt do cảm cúm: đây là nguyên nhân thường gặp nhất khi trẻ. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
• Viêm phổi: Sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, bỏ bú, chán ăn,… là những biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi. Khi chuyển bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng chân.
• Sốt do thương hàn: khi trẻ sống hoặc đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần có thể nghi ngờ việc trẻ bị sốt la do mắc thương hàn. Với những biểu hiện như sốt cao liên tục trong 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Hình ảnh

• Sốt phát ban: trẻ thường sốt cao từ 3-7 ngày, sau đó hết sốt và phát ban khắp người.
• Viêm màng não: sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động được cổ, không cúi xuống được), nhạy cảm với ảnh nắng, nôn mửa, li bì.
• Nhiễm trùng tiểu: trẻ bị sốt kèm theo tiểu rắc, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát, nước tiểu được.
• Nhiễm trùng huyết: trẻ có những biểu hiện sốt cao liên tục, nhiễm trùng, không ăn uống được, nôn mửa, li bì, thở nhanh, có thể phát ban…
• Sốt do lao: tẻ thường có dấu hiện sốt kéo dài, thường sốt nhẹ vào chiều, đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng được kháng sinh thông thường.
Để đảm bảo cho bé yêu có một sức khỏe toàn diện, cần chăm sóc trẻ thế nào khi bị sốt ? Cha mẹ thường xuyên quan tâm hơn đến những biểu hiện của trẻ và nhanh chóng tìm cách xử lý kịp thời. Đồng thời, khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân cha mẹ cũng nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả.
Cách điều trị tại nhà khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ hạ sốt.
Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung lượng nước mất đi của cơ thể do sốt gây ra. Đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng, bạn có thể dùng nhiệt kế Domotherm – loại thiết bị y tế nổi tiếng của Đức để theo dõi nhiệt của trẻ.

Hình ảnh

Khi trẻ sốt trên 39 0C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc được sử dụng thông dụng là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô…, vì đây là thuốc dễ sử dụng và có hiệu quả hạ sốt nhanh, ít tác dụng phụ.
Cha mẹ nên bình tĩnh và gọi người trợ giúp khi trẻ sốt quá cao bị co giật. Nhanh chóng tìm một vật cứng phẳng hay cán muỗng cán gạc đặt giữa hai hàm răng để trẻ tránh cắn vào lưỡi. Cởi hết quần áo trẻ, dùng khăn ấm đặt vào lách và háng trẻ, một chiếc khăn ấm khác dùng để lau khắp người trẻ. Liên tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ trong cơ thể trẻ hạ xuống mức bình thường (37 0C). Thông thường sau khi dùng khăn ấm làm mát người trẻ từ 30- 45 phút thì nhiệt độ sẽ hạ.
Trẻ có thể quấy khóc và không chịu đắp khăn ấm, lúc này cha mẹ có thể đặt trẻ vào chậu nước ấm cho trẻ cảm giác thoải mái, rồi dùng khăn lau hết cơ thể trẻ.
Nếu tình trạng trẻ tiếp tục sốt kéo dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế khám và chữa trị kịp thời.
Sức khỏe trẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó mà cha mẹ thường xuyên quan sát, để ý những biểu hiện hàng ngày của trẻ và chăm sóc tốt trẻ khi có dấu hiệu sốt là điều rất quan trọng.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ sốt không rõ nguyên nhân”. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích, để bảo vệ “tiểu thiên thần” đáng yêu của mình có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

Nguy cơ thoái hóa cột sống lưng ở người già

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính phát triển âm thần tăng dần gây đau, ngăn ngừa cử động, thay đổi cấu trúc cột sống mà không có biểu hiện viêm.

Hình ảnh

Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở các xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Nguyên nhân

Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động …

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống lưng âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.

Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).

Cận lâm sàng

− Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch 3/4 phải, trái nhằm phát hiện tình trạng gẫy cuống đốt sống “gẫy cổ chó”.

− Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: bình thường.

− Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm.

Chẩn đoán xác định

− Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào những dấu hiệu:
+ Lâm sàng là đau cột sống có tính chất cơhọc.
+ Xquang cột sống thắt lưng thường quy (thẳng – nghiêng – chếch ¾ hai bên): hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
+ Cần lưu ý bệnh nhân phải không có triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút cân, thiếu máu... Cần làm các xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase kiềm..) để khẳng định là các thông số này bình thường. Trường hợp có các bất thường về lâm sàng (đau quá mức, gầy sút cân, sốt…) hoặc tốc độ lắng máu tăng cao cần phải tìm nguyên nhân khác (xem thêm bài đau cột sống thắt lưng).
+ Thoái hóa cột sống thắt lưng ít khi diễn ra một cách đơn thuần, đa phần kết hợp với thoái hóa đĩa đệm cột sống, có thể thoát vị đĩa đệm cột sống và ởngười có tuổi, thường phối hợp với loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.

Chẩn đoán phân biệt

Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi…cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:
− Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng, Xquang có viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng.

− Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao): tính chất đau kiểu viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; Xquang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt sống, xét nghiệm bilan viêm dương tính.

− Ung thư di căn xương: đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn thân, Xquang có hủy xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.

Điều trị

Nguyên tắc

− Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
− Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.

Tiến triển và biến chứng

− Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng dần theo tuổi và một số yếu tố nguy cơnhư: mang vác nặng ở tư thế cột sống xấu.

− Dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống
− Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.

− Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.

− Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần...).

Các mẹo hỗ trợ chữa bệnh gai đốt sống cổ trong những ngày trời lạnh

Cột sống cổ mọc gai có nguyên nhân từ tổn thương sụn khớp và benh thoai hoa dot song co. Bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ gây đau mỏi khó chịu từ đó tác động đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi, tình trạng viêm đau càng tăng khiến người bệnh mất khả năng vận động ở một số khớp, tác động đến sức khỏe và công việc. Cách chữa trị benh gai cot song co trong những ngày trời lạnh như thế nào để giúp người bệnh giảm đau an toàn.

Hình ảnh

Trong những ngày trời lạnh, các gân cơ thường co rút làm bệnh nhân bị gai cột sống bình thường đã đau nhức, khó khăn trong vấn đề di chuyển, cúi vặn người thì nay càng khổ sở hơn. Bên cạnh đó, không khí lạnh còn thâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông làm các mạch máu vùng da co lại, máu tới các khớp xương hạn chế khiến thiếu máu nuôi dưỡng khớp, đồng thời các màng hoạt dịch, sụn khớp kích thích gây tê nhức, đặc biệt ở tại vị trí bị gai xương. Người bệnh nên áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị gai đốt sống cổ dưới đây để không bị những cơn đau nhức hành hạ trong những ngày trời lạnh.

1. Giữ ấm cơ thể:

Việc giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh là thực sự cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe và cột sống nhằm tránh các cơn đau nhức trở nên trầm trọng. Tốt nhất người bệnh cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn, tay mang găng, chân đi tất để bảo vệ các khớp xương tốt hơn. Giữ ấm cơ thể là yêu cầu trước tiên khi chữa gai cột sống cổ vào mùa lạnh.


2. Chườm ấm:

Chườm ấm vùng đau là cách chữa bệnh gai đốt sống cổ hiệu quả khi thời tiết thay đổi. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể làm nóng vùng xung quanh vị trí đau đó bằng cách thoa dầu. Mục đích là làm cho các mạch máu xung quanh giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp, từ đó, triệu chứng đau cũng giảm hẳn.

3. Tập thể dục đều đặn

Mùa đông, nhiều người thường ngại tập thể dục. Chính nguyên nhân này khiến cột sống của bạn càng chịu nhiều áp lực hơn. Nếu thời tiết bên ngoài không thích hợp cho việc tập thể dục, bạn có thể thực hiện những bài tập trong nhà hoặc đến phòng tập, vừa ấm áp mà lại đảm bảo cơ xương khớp khỏe mạnh. Đây cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình chữa bệnh gai cột sống cổ, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.

4. Chế độ ăn uống hợp lý:

Thời tiết lạnh giá rất cần tới một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo năng lượng, sức đề kháng tốt nhất để chống chọi lại các vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cách chữa bệnh gai đốt sống cổ trong mùa lạnh là cần bổ sung các loại vitamin, canxi, khoáng chất, chất xơ cao hơn người bình thường. Đặc biệt, phải uống đủ lượng nước cần thiết để các khớp xương hoạt động trơn tru.

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-bang-tri-lieu-tien-tien-c683a1004753.html

Tìm hiểu về bệnh lý thoái hóa cột sống l4-l5

Cấu trúc xương cột sống gồm có 33 đốt sống, một trong số các bệnh lý được phát hiện nhiều nhất ở khu vực đốt sống đó là căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, mà thường hay gặp nhất là triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Nội dung của bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về căn bệnh này.

Hình ảnh

- Cột sống hay còn được gọi là phần cột sống bao gồm 33 đốt sống, trong đó thì có 7 đốt sống cổ đếm từ C1 đến C7, 12 đốt sống ngực được tính từ T1 đến T12 và 5 đốt sống lưng được tính từ L1 đến L5. Ngoài ra thì còn có 5 đốt sống cùng tính từ S1 đến S5 và còn lại là 4 đốt xương cụt.

- Trong đó thì phần cột sống thắt lưng là một phần dễ bị tổn thương nhất vì vậy mà những căn bệnh có liên quan tới cột sống thắt lưng hay cụ thể hơn nữa là tổn thương ở vùng đốt sống L4-L5, phần lưng dưới là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống L4 L5

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên benh thoai hoa cot song, dưới đây là một vài nguyên nhân điển hình nhất gây nên bệnh, mà hầu hết mọi người đang mắc phải:

-Ngồi ở một vị trí quá lâu, hay bị ngồi sai tư thế, đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây nên bệnh thoái hóa cột sống, gây thoát vị đĩa đệm, và gây nên triệu chứng đau lưng…

-Làm việc quá sức, nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác những đồ vật nặng, lao động một cách quá sức, khiến cho phần cột sống vùng thắt lưng phải gồng lên để chịu đựng sức nặng của cơ thể, lâu dần sẽ gây nên thoái hóa.

-Ăn uống không được đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống không theo khoa học.

-Tuổi đã cao, những người mắc bệnh này đa số đã có độ tuổi trên 40, bởi khi càng cao tuổi phần xương khớp của con càng dễ bị tổn thương.

-Hút thuốc lá nhiều, theo thống kê cho thấy thì tỷ lệ những người hút thuốc lá bị mắc các bệnh liên quan tới phần cột sống là cao hơn rất nhiều so với những người không hút.

-Thừa cân, và béo phì, khi trọng lượng của cơ thể vượt quá so với mức bình thường, sẽ khiến cho phần đốt sống phải chịu áp lực rất lớn mới có thể chống đỡ được cơ thể của bạn, vì điều đó mà khiến cho nó dễ bị thương tổn hơn.

Biện pháp giúp giảm đau và chữa thoái hóa đốt sống L4 L5

-Tập những bài thể dục, và bài tập vật lý trị liệu, để giúp kẽo giãn được phần cột sống.

-Lựa chọn phương pháp xoa bóp và châm cứu theo đông y, giúp giảm được cơn đau do bệnh.

-Chườm nóng vào vùng cột sống L4 L5, mỗi ngày thực hiện ít nhất là 2 lần, biện này sẽ giúp cho người bệnh giảm được cơn đau một cách nhanh chóng…

Hiện nay thì vẫn chưa thấy có bất kỳ phương pháp nào giúp chữa trị được căn bệnh này một cách triệt để 100%, những biện pháp điều trị về nội khoa chỉ có công dụng là làm giảm được tình trạng đau, ngăn chặn được bệnh tiến triển xấu thêm mà thôi. Vì vậy ngay từ lúc này bạn cần phải tự mình phòng tránh bệnh, đừng để bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Nếu như bạn đang có những biểu hiện bất thường ở vùng đốt sống lưng, hoặc bạn đang nghi ngờ mình bị thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 thì bạn nên đi khám ngay để được xác định được đúng bệnh, từ đó có biện pháp trị bệnh hợp lý nhất.

Tại sao bị á sừng ?

Tình trạng á sừng là danh từ trước đây được dùng để chỉ các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân tiến triển dai dẳng kéo dài. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này không được dùng để chẩn đoán bệnh. Đây có thể là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, một bệnh da khá phổ biến, biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người thì biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh á sừng sẽ tích cực hơn trong việc điều trị triệt để bệnh này. 
Ngoài ra cũng có thể là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng ở bàn tay với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh… Nếu là biểu hiện của viêm da cơ địa thì các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng cũng thường là tác nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Hình ảnh

Nguyên nhân gây bệnh á sừng hay gặp nhất
Về lâm sàng bệnh thường biểu hiện với hình ảnh bệnh chàm ở da đầu ngón chân, tay, gót chân. Thương tổn bắt đầu là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
+ Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ.
+ Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Nếu tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất… thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.

Hình ảnh

Xác định: Về á sừng có lây không cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc… Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,…
Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm. 
Điều trị khắc phục bệnh á sừng không nặng hơn
Để được điều trị tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu khám để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort…
Bên cạnh đó lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:
Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
– Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu… Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.
– hiệu quả của lá lốt khi chữa bệnh á sừng nhưng không cao, chỉ làm giảm các triệu chứng chứ không thể hỗ trợ chữa bệnh tận gốc
– Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.

Hình ảnh

– Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.
– Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà…
– Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
– Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng .
Xem thêm tại đây: bị á sừng phải làm sao