Thông tin về bệnh thoái hóa cột sống

Bác sĩ xương khớp cho biết, tại Việt nam, tỷ lệ số người trong lứa tuổi từ 50 trở lên mắc những vấn đề liên quan cột sống khoảng 80%. Trong đó khoảng 32% bị thoái hóa cột sống. Đây là con số đáng lo ngại và không ngừng gia tăng.

Vậy nhưng hiện nay nhận thức về căn bệnh này còn rất hạn chế. Chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời các câu hỏi: Bệnh thoái hóa cột sống là gì? Triệu chứng nào để nhận biết? Nguyên nhân và các cách phòng chữa thoái hóa cột sống?

1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Benh thoai hoa cot song thường gặp nhiều ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Và hiện đang ngày một trẻ hóa ở lứa tuổi 35. Vị trí thoái hóa thường ở cổ, vai, gáy, thắt lưng,… do chịu nhiều lực tác động dễ gây nên tổn thương sụn khớp ở cột sống.
Cột sống cơ thể người có 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Những đốt sống này được nối bằng những sợi dây chằng và bao bọc bởi các bao khớp. Vậy nên, khi tuổi ngày một cao kéo theo xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn. Đến khi không còn đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa.

2. Các triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp là gì?
• Đau lưng, cổ vai gáy bị đau và cứng cơ đột ngột vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
• Đau âm ỉ kéo dài ngày này qua ngày khác, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
• Đau cổ vai gáy lan ra tai, đau lan lên đầu hoặc lan dần xuống cánh tay, bàn tay. Còn đau lưng sẽ lan dần xuống chân, đầu gối và bàn chân.
• Cảm giác khó chịu, các cử động bị hạn chế, mất ăn, mất ngủ, sức khỏe giảm sút.
Giai đoạn đầu có thể chỉ là tê bì. Sau đó có thể chuyển thành mạn tính khi cơn đau kéo dài khoảng 3 tuần. Bệnh nhân có cảm giác đau dai dẳng, mất cảm giác nửa người hoặc ở các chi, mất kiểm soát việc vệ sinh cá nhân..

3. Đâu là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống?

Đa phần, người bệnh thường mắc phải các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng. Do vậy, tùy vào từng vị trí thoái hóa cột sống mà bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau:

Dấu hiệu bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng, nhói buốt ở hông kèm theo các cảm giác tê bì dọc từ mông xuống chân khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Dấu hiệu bị thoái hóa cột sống cổ
Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện đau nhức ê ẩm ở vùng cổ, mỏi gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu gây ù tai, chóng mặt…

Đau mỏi cổ, vai gáy là dấu hiện của thoái hóa cột sống cổ (Hình ảnh minh họa)
Khi đã nhận biết được dấu hiệu thoái hóa cột sống, người bệnh cần sớm đi thăm khám. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp làm giảm thiểu các triệu chứng do thoái hóa gây ra.
4. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa cột sống?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống, có thể phân thành 2 nhóm chính như sau:
Nguyên nhân khách quan
• Do tuổi tác.
• Thói quen ăn uống không khoa học dẫn đến việc thiếu hụt canxi, thiếu hụt các dưỡng chất khác trong việc sản xuất sụn khớp, cũng như bôi trơn khớp.
• Do yếu tố di truyền.
Nguyên nhân chủ quan
• Do lao động quá sức, bê vác những vật nặng không đúng tư thế.
• Do bị béo phì, sức nặng của cơ thể khiến cột sống bị quá tải.
• Thói quen ngồi làm việc, ngồi học sai tư thế, hoặc ngồi quá lâu với một tư thế.
• Luyện tập thể dục, thể thao không đúng cách.
5. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống diễn ra rất từ từ, là giai đoạn của cả một quá trình thoái hóa xương khớp. Vì vậy nên người bệnh thường chủ quan không để ý đến sự nguy hiểm của nó. Dưới đây là một vài biến chứng phổ biến sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ:

Hạn chế khả năng vận động
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai ở đốt sống. Từ đó khiến cho bệnh nhân khó cử động. Người bệnh có thể sẽ không ngoái được cổ, hay cúi gập người. Việc đứng lên ngồi xuống cũng trở nên khó khăn.
Chèn ép dây thần kinh gây bại liệt
Tình trạng cột sống bị thoái hóa sẽ mọc gai ở các đốt sống. Lâu dần, gai sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây bại liệt.
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống là nguyen nhan thoat vi dia dem. Một khi cột sống đã bị thoái hóa, thì chỉ cần một tác nhân đủ mạnh, đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, không thể cử động. Chưa kể đến các nguy cơ tiềm ẩn khác như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
Rối loạn tiền đình
Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra khi thoái hóa làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu. Người bệnh bị rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém. Đặc biệt người già thường bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.

Cách chữa trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc của Phòng Khám ACC
Theo thói quen, nhiều người thường tự ý mua thuốc khi cơ thể cảm thấy đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tùy ý có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài còn khiến cơ thể bị lờn thuốc và gặp phải các vấn đề ở gan, thận, dạ dày do tác dụng phụ. Vì vậy, khi thấy cột sống bị đau nhức hoặc có triệu chứng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Với phương châm “ chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng nguyên nhân gây bệnh trước khi chỉ định bệnh nhân bắt đầu chữa trị. Hiện nay, liệu trình trị liệu của Phòng Khám ACC bao gồm sự kếp hợp của trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Song song với liệu trình trị bệnh hiệu quả này, ACC còn áp dụng nhiều công nghệ hiện đại đến từ Hoa Kỳ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, nổi bật là máy DTS kéo giãn giảm áp cột sống, trị liệu laser cường độ cao, thiết bị trị liệu vận động ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave, trị liệu phục hồi chức năng Pneumex…
Kết hợp với những bài tập đặc biệt thiết kế riêng cho từng bệnh nhân cùng với sự hướng dẫn chính xác của chuyên viên vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục với hiệu quả dài lâu.