Các nguyên nhân thường gặp gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng cần lưu ý

Thoái hóa cột sống thắt lưng có khả năng dẫn dến các biến chứngnguy hiểm có thể kể đến như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm, hẹp đĩa đệm, làm biến đổi cấu trúc cột sống ảnh hưởng đến chức năng vận động. Do đó, bạn nên chú ý 5 nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống thắt lưng sau đây để biết phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. 

Hình ảnh

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Cột sống được coi là một bộ phận thiết yếu trong khung xươngcủa con người. Cột sống được cấu thành từ 33-35 đốt sống, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và từ 4 – 6 đốt sống cụt dính nhau.

Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm (gồm vòng xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong) và các hệ thống dây chằng và cơ bắp xung quanh giúp cột sống được cứng cáp và vận động linh hoạt. Trong ống sống có tủy sống, rễ thần kinh, bao màng cứng và các tổ chức quanh màng cứng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương sụn khớp, đĩa đệm cột sống, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng… gây đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Benh thoai hoa cot song thắt lưng khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng triệu chứng đau lưng và lan xuống phía dưới, cột sống biến dạng khiến việc đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.

5 nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, trong đó, 5 nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp và phổ biến nhất đó là:
1/Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ

Tuổi tác cao, con người ngày càng già đi thì quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn. Theo quy luật lão hóa tự nhiên, cột sống dần bị lão hóa theo năm tháng, trở nên yếu và giảm sức nâng đỡ cơ thể. Khả năng tái tạo các tế bào sụn mới ở cột sống cũng bị giảm sút khiến chất lượng sụn khớp kém dần.

Bên cạnh đó, bao xơ của đĩa đệm cũng trở nên khô giòn, rễ bị nứt hoặc rách, khiến nhân nhầy bên trong có nguy cơ bị thoát ra ngoài và gây thoát vị đĩa đệm. Chưa hết, dây chằng quanh khớp cũng bị xơ cứng, phình to và giảm độ đàn hồi, lắng đọng chất vôi gây chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống trong ống sống, lỗ liên hợp dẫn đến cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở cột sống thắt lưng.

2/Sinh hoạt và lao động sai tư thế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng

Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế; mang vác gồng gánh nặng từ khi khung xương chưa được định hình và hoàn thiện… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, mô xương xương, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh.

3/Các chấn thương ở cột sống là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.

4/Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Các dị dạng bẩm sinh như gù hay vẹo cột sống sẽ làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng, làm tăng lực nén lên bề mặt của đĩa đệm và dẫn đến biến đổi cấu trúc cột sống. Sự bất thường ở cấu trúc cột sống càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng khiến bệnh nhân vừa phải chịu đựng những cơn đau cột sống lưng vừa bị thay đổi hình dáng, đi đứng bất tiện.

5/Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng

Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Thừa cân, béo phì do tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng là rất cao.

Ngoài 5 nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn cần lưu ý trên đây thì một số yếu tố sau đây cũng có khả năng khiến bạn phải đối mặt với thoái hóa cột sống:
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì khả năng bạn mắc bệnh này cũng cao hơn những người khác do được di truyền đặc điểm cấu trúc cột sống.
Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, lối sống: Người có thói quen hút thuốc lá, dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn… khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp.

Người gặp phải các vấn đề về nội tiết và rối loạn chuyển hóa: Như bị Đới tháo đường, mắc bệnh gout, loãng xương, phụ nữ mãn kinh… thường bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Để phòng tránh thoát hóa cột sống thắt lưng, chúng ta cần chú ý thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, hạn chế những chấn thương ở vùng cột sống thắt lưng; tránh đẩy, mang hoặc vác vật nặng để giảm thiểu tổn thương vùng cột sống. Đồng thời, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D… để giúp xương chắc khỏe mà không khiến cơ thể bị thừa cân. Kết hợp với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và điều trị kịp thời khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

https://thanhnien.vn/suc-khoe/4-bai-tap-chua-dau-lung-cho-dan-van-phong-1028398.html