Nguyên nhân bị á sừng?

” Thưa bác sĩ, da cháu bị bong tróc khô vảy một mảng lớn, không đau rát gì nhưng 2 tuần nay rồi cháu không thấy thuyên giảm. Tìm hiểu cháu thấy các dấu hiệu trên rất giống với bệnh vảy nến á sừng, nhìn bệnh này khi bùng phát rất đáng sợ. Cháu đang sinh hoạt trong ký túc xá nên các bạn phòng cháu sợ căn bệnh này lây lan không ai giám lại gần hay tiếp xúc với cháu cả. Mong bác sĩ tư vấn giùm cháu bệnh vảy nến á sừng có lây không vậy ạ. “
( Nguyễn Thị Bình, Quận 9- TP.HCM) 
Chào bạn!
Bệnh vảy nến á sừng là 2 căn bệnh điển hình xảy ra do rối loạn sản sinh chất sừng dưới da, cả 2 bệnh này có những đặc điểm chung như cùng gây tổn thương ngoài da, gây bong tróc sừng, ngứa nhẹ… Nhưng xét về tính chất thì bệnh vảy nến nặng và nghiêm trọng hơn do thường gây tổn thương ngoài da rộng hơn. Còn bệnh á sừng chỉ gây tổn thương ở bàn tay, bàn chân. Điều đặc biệt nhất về 2 căn bệnh nay mà cho tới nhiều người vẫn chưa rõ đó chính là bệnh vảy nến á sừng có lây không? Hãy tìm hiểu để biết rõ hơn về tính chất 2 căn bệnh này còn kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.
1/ Bệnh á sừng và kết luận bệnh á sừng có lây không?
a. Biểu hiện của bệnh
Bệnh á sừng là bệnh tăng sinh tế bào sừng dưới da gây nên một số triệu chứng của bệnh như:
 Nền da khô, nhẵn hoặc bong tróc nứt nẻ tại các lẽ tay chân, đầu ngón hay gót chân ranh giới không rõ ràng.
 Trường hợp nặngcó thể bị viêm nhiễm gây nứt da chảy máu, đau đớn, da xù xì lỗ chỗ.

Hình ảnh

 Thường vào mùa hè các triệu chứng này giảm nhưng về mùa đông da khô nặng hơn và nghiêm trọng hơn.
 dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
 Không điều trị đúng cách có thể gây xù xì các móng, nổi mụn nước và gây bệnh tổ đỉa kèm theo.

b. Nguyên nhân gây bệnh á sừng 
Á sừng xuất hiện chủ yếu là do cơ địa, bên cạnh mang tính chất di truyền ra thì những yếu tố tác động gây bệnh khác như: tiếp xúc với bột giặt, các chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn, các loại nước bẩn, xăng, dầu, khói thuốc, hóa chất, vết thương hở, nhiệt độ thấp….
→ Kết luận bệnh á sừng có lây không? Chưa có bất kì một tài liệu, trường hợp nào được tìm thấy là bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc. Bác sĩ hàng đầu cũng kết luận căn bệnh này hoàn toàn không hề lây nhiễm qua tiếp xúc, dùng chung đồ. Thế nên không cần lo lắng nếu xung quanh bạn có người mắc phải bệnh á sừng, tốt nhất hãy thay đổi thói quen lối sống sinh hoạt để bệnh không có cơ hội dùng phát.
Khi bị bệnh á sừng bạn có thể áp dụng ngay cách → Chữa á sừng với bài thuốc từ lá đinh lăng
Xem thêm: Nguyên nhân bị sốt phát ban