Phát hiện triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng và cách chữa trị

Cột sống đóng vai trò là trụ cột duy nhất cho cơ thể, là nơi tập trung những dây thần kinh quan trọng, giúp chúng ta khả năng vận động và chuyển động. Đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương do phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc của con người. Một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống thắt lưng.

Hình ảnh

Bệnh không chỉ xuất hiện ở nhiều người lớn tuổi mà còn phổ biến ở người trẻ tuổi làm văn phòng hoặc những người làm việc với tư thế ít thay đổi. Triệu chứng đau thắt lưng kéo dài triền miên là báo hiệu thoái hoá cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. 

Benh thoai hoa cot song thắt lưng xuất phát do các tư thế không đúng trong sinh hoạt hằng ngày, tạo áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm. Dần dần, theo thời gian, đĩa đệm sẽ mất tính đàn hồi, dây chằng bao khớp bị xơ hoá, phần sụn khớp bị tổn thương và tính chịu lực giảm.
Hầu hết bệnh nhân bị thoái hoá cột sống lưng sẽ trải qua những cơn đau âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng có những cơn đau dữ dội kéo dài nhiều ngày. Tuỳ vào mức độ bệnh mà triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng có thể khác nhau nhưng phổ biến nhất là các dấu hiệu sau đây:
- Đau vùng lưng dưới liên tục và kéo dài hơn 6 tuần, có thể lan rộng đến hông và chân
- Đau ở vùng cột sống thắt lưng, khó khăn khi vận động.
- Cơn đau sẽ tăng khi cúi người, vặn mình hoặc nâng nhấc đồ vật…
- Các cơn đau có thể kéo dài từng đợt rồi giảm. Sau khi người bệnh hoạt động các khớp cơ nhiều, cơn đau lưng lại tái phát
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, khi bệnh trở nên trầm trọng, ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, người bệnh có thể bị tê liệt chân, khó khăn trong di chuyển.
Cách chữa trị thoái hóa cột sống hiệu quả không dùng thuốc
Nguyên nhân của cơn đau thực chất là do sự sai lệch trong cấu trúc cột sống, chèn ép các dây thần kinh đi ngang khiến tín hiệu truyền dẫn đến não bị rối loạn. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể làm mờ triệu chứng tạm thời, không có tác dụng điều chỉnh sự sai lệch bên trong.
Trong số các giải pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay thì trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn, được các chuyên gia y tế đánh giá cao. Cụ thể về quy trình: các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ sử dụng tay tác động lực chính xác vào điểm sai lệch bên trong, chỉnh sửa cấu trúc, giải phóng áp lực. Từ đó cột sống được khôi phục sự cân bằng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Tại Việt Nam, kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu được thực hiện thành công. Phương pháp này chữa lành cho nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ được, thậm chí trên cả những người đã có chỉ định phẫu thuật. Sau khi trị liệu, người bệnh thoát khỏi các cơn đau, có thể đi đứng và vận động sinh hoạt trở lại bình thường ngăn tái đau.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị kết hợp với thiết bị giảm áp. Cách này nhằm giải tỏa các áp lực tại các đốt sống, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh tiến độ hồi phục vùng mô bị tổn thương. Không như các thiết bị giảm áp khác yêu cầu người dùng ở trong tư thế cố định, bệnh nhân điều trị với thiết bị giảm áp được khuyến khích di chuyển, hoạt động và tập thể dục nhẹ. 
Theo bác sĩ chuyên khoa, thời gian điều trị bệnh thoái hóa đốt sống ngắn hay dài còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sự kiên trì của các bệnh nhân. Thông thường, các trường hợp đau cấp tính sẽ có sự cải thiện rõ rệt chỉ sau vài tuần điều trị.
Tuy nhiên, với trường hợp nặng, chậm trễ phát hiện và điều trị, người bệnh cần phải điều trị với các liệu trình liên tục với thời gian lâu hơn. 
Sau khi cơn đau thuyên giảm, bệnh nhân cần thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để duy trì hiệu quả điều trị dài lâu, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Xem thêm
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-bang-tri-lieu-tien-tien-c683a1004753.html